Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

EC hướng tới lập liên minh ngân hàng

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso đã yêu cầu các nước thành viên nhất trí về một ngân sách chung lớn, một liên minh ngân hàng trong tương lai và cuối cùng là một liên minh chính trị. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Theo trang tin Euobsever, ông Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) Jean-Claude Juncker đang soạn thảo một báo cáo chung về cách thức chấm dứt cuộc khủng hoảng để đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của EU, dự định được tổ chức vào các ngày 28-29/6.

Các quan chức EU cho rằng văn bản này sẽ là một tuyên ngôn chính trị chứ không phải là một đề nghị mang tính pháp lý. 

Ông Barroso nói: “Tôi sẽ đề nghị Hội đồng châu Âu đưa ra những cam kết cụ thể hướng tới một liên minh kinh tế và tiền tệ phát triển thực sự và một tiến trình gồm các bước tiến tới mục tiêu đó”.

Ông cho rằng ngay từ bây giờ các nước phải nhất trí về việc EU chi tiêu hào phóng hơn trong giai đoạn 2013-2020.

Ông lưu ý rằng 97% khoản đầu tư công vào Hunggary và hơn 50% vào Ba Lan là từ các ngân quỹ của EU. Ông đặt câu hỏi: “Tình hình ở những nước này sẽ như thế nào nếu không có sự đóng góp cho ngân sách của châu Âu”.

Ông cũng yêu cầu các chính phủ “điều chỉnh” nguyên tắc của Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giúp các ngân hàng gặp khó khăn, soạn thảo các luật lệ về giám sát ngân hàng.

Bước tiếp theo sẽ là thiết lập một “liên minh ngân hàng”, điều “có thể đòi hỏi sự thay đổi hiệp ước EU”. Động thái này sẽ dẫn đến việc EU có quyền giám sát các ngân hàng, thành lập một quỹ đảm bảo tiền gửi chung và một ngân quỹ mới chuyên dành để cứu trợ các ngân hàng lớn gặp khó khăn. 

Bước cuối cùng trong kế hoạch của ông Barroso là thiết lập liên minh tài chính và chính trị, sẽ dẫn đến việc các nước EU phát hành trái phiếu chung, có chính sách thuế phối hợp và kế hoạch chi tiêu quốc gia liên kết trong mọi lĩnh vực từ y tế tới phúc lợi xã hội.

Ông lưu ý rằng các nước không sử dụng đồng tiền chung euro có thể muốn ở ngoài liên minh này. Nhưng ông nói thêm: “Quan hệ kinh tế của chúng ta liên kết tất cả lại: cả các thành viên khu vực euro và các thành viên không dùng đồng euro, tương lai của chúng ta được gắn với nhau." 

Trong khi đó, các nghị sĩ hàng đầu tại Nghị viện châu Âu cho rằng mọi kế hoạch cần được đẩy nhanh hơn. Guy Verhofstadt, nghị sĩ phái tự do của Bỉ, cho rằng báo cáo của hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới phải là một đề nghị mang tính pháp lý về việc thành lập một “liên minh” và các kế hoạch ngân sách của ủy ban cần kêu gọi “các nguồn lực riêng”của Brussels.

Nghị sĩ phái trung hữu của Pháp Joseph Daul cho rằng để tăng cường sự dân chủ, Chủ tịch nghị viện của EU nên tham dự các hội nghị thượng đỉnh của EU thay vì việc rời khỏi phòng họp ngay sau khi đọc một bài phát biểu.

Nghị sĩ phái trung tả của Áo Johannes Swoboda tỏ ý phản đối kế hoạch từng bước một giải quyết khủng hoảng của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Còn nghị sĩ Anh Nigel Farrage, từng làm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, cho rằng con tàu Titanic của khu vực euro đã “va phải tảng băng”. 

Về phần mình, ngày 13/6, Phó thống đốc ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Sabine Lautenschlaeger đã nói với tờ Thời báo tài chính Đức rằng liên minh ngân hàng là điều không tưởng nếu đồng thời không có liên minh tài chính/chính trị.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Nổ Lực Hết Mình Khi Hội Nhập WTO

Ngân Hàng Habubank

Hội nhập WTO- hướng đi đúng đắn cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đang đối mặt với những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các công ty, các tập đoàn lớn ở Việt Nam được hòa nhập vào thị trường thế giới, nơi chỉ dành cho những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế phát triển, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần cố gắng hết mình phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng là mũi nhọn cho mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong thời gian vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển đáng kể, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng đáng kể, các hoạt động này lại kéo theo sự đi lên của dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể duy trì và vượt qua các khó khăn một cách dễ dàng, các ngân hàng công thương cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các đối thủ trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó,  ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng đang nổ lực để đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển,  ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực nhân viên dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Ngân hàng Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và  hướng tới không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
ngân hàng habubank-5

  Trong thời gian qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự phát triển hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Thành lập năm 1989, Habubank là một trong những NHTMCP ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian cũng chưa hẳn đã nói lên được điều gì nếu như hình ảnh của một ngân hàng không được tạo dựng trên cơ sở những giá trị bền vững. Với phương châm hành động “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank đã chọn một lối đi riêng: không ồn ào mà ấn tượng, không nôn nóng mà linh hoạt, không vội vàng mà hiệu quả.
Từ một ngân hàng có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 5 tỷ đồng, 21 năm qua, con số này tăng gấp 600 lần. Đến tháng 12/2009 ngân hàng Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và tháng 8/2010 vừa qua, Habubank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để sang năm 2011, khi toàn bộ số lượng trái phiếu này chuyển thành cổ phiếu, vốn điều lệ của Habubank tăng tối thiểu lên 4.050 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nằm trong số những NHTM đi đầu trong việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng trong năm 2010.
Nền tảng tài chính vững vàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Habubank thực hiện chiến lược phát triển dựa trên quan điểm cân bằng giữa rủi ro với lợi nhuận nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và phát triển bền vững. Nhờ vậy, Habubank luôn nằm trong Top 5 NHTMCP có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và là một trong số các ngân hàng mang lại hiệu quả đầu tư thành công nhất cho các nhà đầu tư trong chu kỳ 5 năm, 2005-2009. Đây cũng là giai đoạn phát triển đầy bứt phá của Habubank với lợi nhuận sau thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 64%/năm. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, đến hết tháng 10/2010, ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng trong khi kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng. Có thể coi đây là một kết quả ấn tượng mà Habubank đạt được trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm nay diễn biến phức tạp và rủi ro hơn với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh con số lợi nhuận ấn tượng, Habubank cũng nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Habubank là 2,24%, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11%. Và mục tiêu Habubank đặt ra cho năm 2011 là kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức 9,5%.