Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Lãi suất cho vay VND giảm mạnh

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 ngân hàng thương mại Nhà nước. Tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm đến ngày 27/7 là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012 (65,3%).


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Lãi suất cho vay giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTM Nhà nước. (ảnh minh 
họa)
Lãi suất cho vay giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTM Nhà nước. (ảnh minh họa)
 
Thực hiện đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 2/8, tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống tối đa là 15%/năm.

Theo số liệu đến ngày 27/7, tổng hợp sơ bộ của 35 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần 70% tín dụng toàn hệ thống, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012 (65,3%).


Đến ngày 2/8, đã có 69 tổ chức tín dụng (05 NHTM nhà nước, 27 NHTM cổ phần, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chiếm thị phần tín dụng 90% gửi báo cáo lên NHNN về việc giảm lãi suất cho vay và dư nợ tín dụng của từng đơn vị. 
Theo đó, dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất từ 10%/năm đến 13%/năm chiếm tỷ trọng 18,5%, mức lãi suất trên 13%/năm đến 15%/năm chiếm tỷ trọng 49,1%, mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng là 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012).

Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTM Nhà nước (có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm là 6,9%), giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7 (61%).

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Đà Nẵng sẽ xếp hạng mức độ tín nhiệm ngân hàng

Đó là một trong những nội dung được đặt ra trong buổi làm việc giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Thành phố Đà Nẵng vào chiều ngày 2/8/2012.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Theo đó hai bên cùng thống nhất, hàng năm sẽ phối hợp để xếp hạng mức độ tín nhiệm của cộng đồng DNNVV với các ngân hàng và sẽ phối hợp tổ chức các giải thưởng để tôn vinh DN như: DN Đà Nẵng vượt khó, DN Đà Nẵng vì cộng đồng, thương hiệu Đà Nẵng có triển vọng và các giải thưởng dành cho cho các chi nhánh ngân hàng đã hoạt động vì sự thân thiện và phát triển bền vững của DN.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ và trân trọng những kết quả mà Hiệp hội DNNVV TP Đà Nẵng đã làm được cho hội viên và cộng đồng DN về bảo vệ quyền lợi, trợ giúp thông tin, tiếp cận về vốn, công nghệ… và mong muốn hai bên cùng hợp tác để xúc tiến những việc làm cụ thể vì sự phát triển và thân thiện của hội viên hai bên.
Theo TBNH

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Hoạt động ngân hàng tuần từ 23 - 27/7/2012

Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 115.026 tỷ đồng, bình quân khoảng 23.005 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 74.297 tỷ đồng, bình quân khoảng 14.859 tỷ đồng/ngày.


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng
- Lãi suất huy động VND ổn định so với tuần trước. Hiện nay, lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; kỳ hạn dưới 01 tháng 2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 10-12%/năm.
Lãi suất huy động
- Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% - 1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay VND: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Thông báo số 198/TB-NHNN ngày 09/7/2012, các TCTD tiếp tục triển khai điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm. Trong tuần, Ngân hàng TMCP Quốc tế triển khai gói tín dụng 1.500 tỷ đồng với lãi suất thấp nhất 11,5%/năm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM trong đó ưu tiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu và sản xuất kinh doanh; Ngân hàng TMCP Hàng Hải triển khai chương trình cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản với lãi suất 0,68%/tháng trong 3 tháng đầu tiên của kỳ hạn vay dành cho khách hàng cư trú tại địa bàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm.

- Lãi suất cho vay USD ổn định so với tuần trước phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung và dài hạnLãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng cụ thể như sau:
Đơn vị: %/năm


Nhóm NHTM

Đối tượng

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

NHTM Nhà nước
VND:
- Sản xuất kinh doanh thông thường
- Phổ biến: 11-15
- Thấp nhất: 10
14,6-16,5
- Nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu
- Phổ biến: 10-13
- Thấp nhất: 9
14,6-16
USD
5,0-6,0
6,0-7,5

NHTM cổ phần
VND:
- Sản xuất kinh doanh thông thường
- Phổ biến: 12-15
- Thấp nhất: 15
16-17,5
- Nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu
- Phổ biến: 11-13
- Thấp nhất: 11
15-16,5
USD
5,5-7,0
6,5-8,5

Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần qua cụ thể như sau: 
Đơn vị:%/năm

Kỳ hạn

Qua đêm

1 tuần

2 tuần
3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng
6 tháng 9 tháng

12 tháng

trên 12 tháng
VND
5,06
4,43
449,87
6,55
6,54
7,08
9,31
8,72 10,25
9,49
12,25
USD

0,4

0,44
0,56
0,6
0,69
2,26
1,64
1,81 -
3,3
-

Hoạt động của thị trường liên ngân hàng
Doanh số giao dịch: tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 115.026 tỷ đồng, bình quân khoảng 23.005 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 74.297 tỷ đồng, bình quân khoảng 14.859 tỷ đồng/ngày.
Trong tuần, các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn. Doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng VND đạt khoảng 77.730 tỷ đồng, tương đương 68% tổng doanh số giao dịch bằng VND; doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng USD quy đổi ra VND đạt xấp xỉ 54.158 tỷ đồng, tương đương 73% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng:
- Đối với các giao dịch bằng VND: Lãi suất giao dịch bình quân kỳ này giảm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống và kỳ hạn 6 tháng; trong đó kỳ hạn 1 tháng giảm nhẹ, các kỳ hạn còn  lại có mức giảm từ 0,81% (kỳ hạn 6 tháng) đến 1,64% (kỳ hạn qua đêm). Các kỳ hạn 2 tháng, 3 tháng và 12 tháng lãi suất giao dịch bình quân tăng, với các mức tăng từ 0,13% đến 0,57%; riêng kỳ hạn 9 tháng và trên 12 tháng có các mức tăng lần lượt là 1,16% và 2,67%, tuy nhiên, các giao dịch VND trên 12 tháng phát sinh không đáng kể.
- Đối với các giao dịch bằng USD: Lãi suất giao dịch bình quân kỳ này giảm đối với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và các kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng; trong đó các kỳ hạn 2 tháng và 6 tháng đều có mức giảm 1,18%; các kỳ hạn còn lại có các mức giảm từ 0,01% (kỳ hạn 3 tháng) đến 0,39% (kỳ hạn 2 tuần). Các kỳ hạn qua đêm, 3 tuần và 12 tháng lãi suất giao dịch bình quân tăng nhẹ. Trong tuần không phát sinh giao dịch kỳ hạn 9 tháng và trên 12 tháng.
Thị trường ngoại hối trong tuần qua, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định. Thanh khoản toàn hệ thống được cải thiện, các Tổ chức tín dụng mua ròng từ khách hàng. Hiện, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến khoảng 20.850/20.885 đ/USD.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Khả năng chống "sốc" tài chính của các thị trường mới nổi

Trong 2 thập niên qua, các nền kinh tế mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á đã hội nhập sâu rộng vào các hệ thống tài chính của phần còn lại của thế giới, nhưng chính các thị trường này lại ít bị tổn thương hơn khi phải đối mặt với những cú sốc tài chính toàn cầu. 


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Một nghiên cứu của các chuyên tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy mặc dù có sự hội nhập tài chính khá nhanh trong vòng 20 năm qua, nhưng việc củng cố vững chắc các nguyên tắc cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô ở hầu hết các nền kinh tế thị trường đang nổi lên (EME) đã làm cho họ ít bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong những năm qua. Đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu, nơi "hội nhập tài chính quá cao", kết hợp với những nguyên tắc quản lý kinh tế tồi tệ, điển hình là vấn đề nợ công cao trong hơn 10 năm qua.
Camilo Tovar, chuyên gia cao cấp của IMF, chuyên nghiên cứu về thị trường mới nổi và là một trong những tác giả của nghiên cứu, nói rằng: "Khi những cú sốc tài chính toàn cầu xảy ra, hội nhập tài chính sẽ khiến các quốc gia có chế độ tỉ giá hối đoái cố định phải chịu tác động lớn hơn nhiều so với những nước có chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn. Tỷ giá hối đoái không linh hoạt có thể che lấp những thông tin cần thiết giúp thị trường hoạt động đúng hướng và có thể làm phát sinh các vấn đề kinh tế đột ngột.
Một quốc gia có những nguyên tắc cơ bản vững chắc trong quản lý kinh tế vĩ mô ít có khả năng nhìn thấy những luồng vốn lớn trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng. Nhưng vấn đề quan trọng đó là sự linh hoạt để đưa ra các chính sách trái với chu kỳ trong phạm vi cho phép của các nguyên tắc quản lý, chẳng hạn như hạ thấp lãi suất, sử dụng chính sách tài khóa để ổn định nhu cầu trong nước hoặc cho phép giảm tỷ giá hối đoái.
Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia hội nhập với nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ nhưng lại có chế độ tỷ giá hối đoái đặc biệt linh hoạt đã giữ được tình trạng tốt hơn so với các nước chưa hội nhập trong những cú sốc tài chính.
Các chuyên gia nghiên cứu của IMF đã sử dụng thước đo hội nhập tài chính của 40 nền kinh tế thị trường mới nổi trong giai đoạn từ năm 1990-2010 (đặc biệt là từ năm 1997), thông qua việc cân đối tài sản và nợ nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội của từng nước. Kết quả là các nền kinh tế của Mỹ Latinh và châu Á đã có sự cải thiện rõ nét về khả năng phục hồi sau những cú sốc tài chính, nhanh hơn nhiều so với các quốc gia ở châu Âu.
Các cú sốc tài chính tương sự như "sự kiện phá sản của Lehman Brothers" (tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ) có thể gây tổn thất cho các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ Latinh khoảng 1,25% GDP, so với 2,25% trong nền kinh tế mới nổi của châu Âu, chẳng hạn như Hungary, Latvia và Estonia, ngay cả sau khi các nước này đã kiểm soát được tình hình.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù các thị trường mới nổi vẫn sẽ bị tổn thương trước những cú sốc.
Tuy nhiên, trong khi hội nhập tài chính họ đã có sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế với một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và điều đó đã mang lại lợi ích nhiều hơn là một gánh nặng đối với các nền kinh tế này trong thời điểm khó khăn.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Ngân hàng nói “không vô cảm”, doanh nghiệp kêu vẫn thiếu vốn





Ngành ngân hàng cho rằng đã hy sinh các chỉ số, hệ số tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm lượng hàng tồn kho và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ Công Thương được Chính phủ giao soạn thảo “Đề án tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”.
 
Trước khi trình Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị góp ý kiến cho đề án này tại Tp.HCM vào ngày 25/7 và sáng 26/7 tại Hà Nội.
 
Phát biểu tại hội nghị ở Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Viết Mạnh cho hay, từ khi có Nghị quyết 01, tiếp đó là Nghị quyết 13 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
 
Hành động cụ thể là Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất huy động đầu vào liên tục - từ 14%/năm xuống 9%/năm, giữ ổn định tỷ giá VND/USD, vốn ưu tiên cho sản xuất và đối tượng được vay cũng được tháo gỡ. Hay mới nhất là kêu gọi các tổ chức tín dụng hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm.
 
Điểm nhấn được Vụ trưởng Vụ Tín dụng nhắc đến là buổi đối thoại giữa lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước với các doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội mới đây và một hội nghị tương tự sẽ được tổ chức vào thứ Bảy tuần này tại Tp.HCM.
 
“Điều đó thể hiện sự quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chứ không phải là đánh bóng tên tuổi. Thậm chí, ngân hàng đã phải “hy sinh” chất lượng về các chỉ số, hệ số đánh giá tín dụng sau bao nhiêu năm đi vào quản lý chất lượng”, ông Mạnh nói.
 
Do đó, ông Nguyễn Viết Mạnh cho rằng, ngành ngân hàng đã làm được nhiều việc phải ghi nhận với những tháo gỡ tích cực chứ không vô cảm như một số ý kiến.
 
Tuy nhiên, trong dự thảo Đề án của Bộ Công Thương nhận định, hiện lãi suất cho vay cao và khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 
“Các doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động do hàng tồn kho nhiều, lãi suất tiền vay tương đối cao”, dự thảo của Bộ Công Thương có đoạn.
 
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn, vì vậy không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng hoặc không vay được lãi suất như ngân hàng công bố.
 
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kể, vừa qua, Hội đồng Quản trị Petrolimex phê duyệt hạn mức vay cho 1 thành viên kinh doanh sản xuất nông nghiệp. “Số vốn đi vay không lớn, tuy nhiên khi đơn vị này đi làm việc với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn”, ông Dũng nói.
 
Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, không chỉ đối với Tập đoàn, các đơn vị của TKV cũng đánh giá hiện nay việc đi vay vốn khó hơn và chi phí vay cũng cao hơn.
 
Về phía hiệp hội, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Trần Viết Ngãi thông tin rằng, một số đơn vị ngành điện như Công ty Cổ phần Cơ khí điện Đông Anh trúng thầu một dự án, với số vốn cần vay 300 tỷ đồng, nhưng không được ngân hàng chấp thuận. Hay, một công ty truyền tải cũng không vay được vốn để thực hiện đường dây Pleiku 220KV.
 
“Các tập đoàn trực thuộc Hiệp hội không còn vốn để đầu tư các dự án”, ông Ngãi thông tin lại.
 
Đề xuất về giải pháp, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (Vafie) cho rằng, nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay là vốn. Vì vậy, ông Mại đề nghị Bộ Công Thương không cần đề nghị nhiều với Ngân hàng Nhà nước mà chỉ cần ngành ngân hàng tư duy theo cách nói của một giám đốc ngân hàng thương mại tại Tp.HCM mà ông dẫn lời: “Cứu doanh nghiệp là cứu ngân hàng”. 
 
Ngoài ra, đại diện Vafie cũng cho rằng, Bộ Công Thương cần bàn với Ngân hàng Nhà nước để đưa ra giải pháp thành một chiến dịch giải cứu doanh nghiệp để họ tiếp cập được vốn. 
 
“Nếu được như vậy thì tháng Tám, tháng Chín tới vốn sẽ đến với doanh nghiệp và quý 4/2012 doanh nghiệp thực hiện sản xuất được”, ông Mại nói.