Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Khả năng chống "sốc" tài chính của các thị trường mới nổi

Trong 2 thập niên qua, các nền kinh tế mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á đã hội nhập sâu rộng vào các hệ thống tài chính của phần còn lại của thế giới, nhưng chính các thị trường này lại ít bị tổn thương hơn khi phải đối mặt với những cú sốc tài chính toàn cầu. 


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Một nghiên cứu của các chuyên tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy mặc dù có sự hội nhập tài chính khá nhanh trong vòng 20 năm qua, nhưng việc củng cố vững chắc các nguyên tắc cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô ở hầu hết các nền kinh tế thị trường đang nổi lên (EME) đã làm cho họ ít bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong những năm qua. Đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu, nơi "hội nhập tài chính quá cao", kết hợp với những nguyên tắc quản lý kinh tế tồi tệ, điển hình là vấn đề nợ công cao trong hơn 10 năm qua.
Camilo Tovar, chuyên gia cao cấp của IMF, chuyên nghiên cứu về thị trường mới nổi và là một trong những tác giả của nghiên cứu, nói rằng: "Khi những cú sốc tài chính toàn cầu xảy ra, hội nhập tài chính sẽ khiến các quốc gia có chế độ tỉ giá hối đoái cố định phải chịu tác động lớn hơn nhiều so với những nước có chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn. Tỷ giá hối đoái không linh hoạt có thể che lấp những thông tin cần thiết giúp thị trường hoạt động đúng hướng và có thể làm phát sinh các vấn đề kinh tế đột ngột.
Một quốc gia có những nguyên tắc cơ bản vững chắc trong quản lý kinh tế vĩ mô ít có khả năng nhìn thấy những luồng vốn lớn trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng. Nhưng vấn đề quan trọng đó là sự linh hoạt để đưa ra các chính sách trái với chu kỳ trong phạm vi cho phép của các nguyên tắc quản lý, chẳng hạn như hạ thấp lãi suất, sử dụng chính sách tài khóa để ổn định nhu cầu trong nước hoặc cho phép giảm tỷ giá hối đoái.
Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia hội nhập với nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ nhưng lại có chế độ tỷ giá hối đoái đặc biệt linh hoạt đã giữ được tình trạng tốt hơn so với các nước chưa hội nhập trong những cú sốc tài chính.
Các chuyên gia nghiên cứu của IMF đã sử dụng thước đo hội nhập tài chính của 40 nền kinh tế thị trường mới nổi trong giai đoạn từ năm 1990-2010 (đặc biệt là từ năm 1997), thông qua việc cân đối tài sản và nợ nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội của từng nước. Kết quả là các nền kinh tế của Mỹ Latinh và châu Á đã có sự cải thiện rõ nét về khả năng phục hồi sau những cú sốc tài chính, nhanh hơn nhiều so với các quốc gia ở châu Âu.
Các cú sốc tài chính tương sự như "sự kiện phá sản của Lehman Brothers" (tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ) có thể gây tổn thất cho các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ Latinh khoảng 1,25% GDP, so với 2,25% trong nền kinh tế mới nổi của châu Âu, chẳng hạn như Hungary, Latvia và Estonia, ngay cả sau khi các nước này đã kiểm soát được tình hình.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù các thị trường mới nổi vẫn sẽ bị tổn thương trước những cú sốc.
Tuy nhiên, trong khi hội nhập tài chính họ đã có sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế với một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và điều đó đã mang lại lợi ích nhiều hơn là một gánh nặng đối với các nền kinh tế này trong thời điểm khó khăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét