Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Hạ lãi suất, ngân hàng mời DN chưa dám vay

Ngay sau khi trần lãi suất 11% có hiệu lực, các ngân hàng đã liên tiên tiếp hạ lãi suất cho vay. Đi kèm đó là nhiều chương trình ưu đãi mời chào vay vốn.
Tuy nhiên, phản ứng từ các DN lại tỏ ra chưa sốt sắng với chuyện vay vốn.
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>

Đua giảm lãi suất Đi đầu trong giảm lãi suất lần này vẫn là các ngân hàng quốc doanh. Cụ thể, BIDV đã lần thứ 3 liên tiếp giảm lãi suất từ đầu năm đến nay. Theo đó, lãi suất vay ngắn hạn chỉ bằng lãi suất trần huy động vốn cộng 1% - 2%/năm, tương đương mức lãi suất từ 12% - 13%/năm). Cho vay đối với các đối tượng ưu tiên sẽ điều chỉnh trần lãi suất cho vay 13%/năm.
Vietcombank cũng dành tới 2.000 tỷ VND triển khai gói hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh.Lãi suất từ 13%/năm dành cho các khoản vay thông thường. Từ 14%/nămcho các khoản vay mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê.
LienVietPostBank cũng hạ lãi suất cho vay tối thiểu 13,5%/năm áp dụng ngay đối với khách hàng DN nhỏ và vừa và có quan hệ tín dụng lần đầu tiên với NH. Tổng gói hạn mức cho vay ưu đãi là 500 tỷ đồng với lãi suất cho vay tối thiểu là 14%/năm trong 6 tháng đầu.
Ngân hàng Á Châu (ACB) tiếp tục giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, mua bất động sản với lãi suất cho vay thấp nhất là 15,5%/năm. Tổng gói hạn mức tín dụng ACB dành cho đợt này lên đến 7.000 tỷ đồng.
Lý giải động thái giảm lãi suất sớm và sâu này, giám độc một ngân hàng cho hay, hiện nay, bởi cầu ít, cung nhiều. Mấy ngày nay, huy động tiền gửi dân cư tăng đều. Với lãi suất trần 11%/năm vẫn rất nhiều người mang tiền đến gửi kỳ hạn dài từ 3-6 tháng. Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh. Chính vì thế, cách tốt nhất là phải hạ xuống thấp để doanh nghiệp hấp thụ được.
Phó chủ tịch HĐQT một ngân hàng cho hay: đúng là tại thời điểm này, ngân hàng không có cách nào khác nếu muốn tự cứu mình. Chính vì thế, lãi suất huy động hạ thì ngân hàng cũng đã hạ lãi suất cho vay mà không cần một độ trễ kéo dài như trước đây.
Trong những lần trước đây, lần nào lý giải thay cho thực tế "giảm đầu vào nhanh, đầu ra nhỏ giọt", đại diện các ngân hàng cũng than cần độ trễ để hấp thụ hết luồng vốn giá cao đã trót huy động trước đó. Nói như giám đốc một chi nhánh ngân hàng, tiền huy động về hàng ngày vẫn phải trả lãi trong khi cứ để đấy thì lấy đâu bù đắp chi phí lãi, chưa kể hàng "đống" chi phí khác... Vì thế, chấp giảm lãi suất cho vay ra dù có mất đi một phần lợi nhuận nhưng bù lại vốn không chết thì kết quả cuối cùng vẫn còn hơn khi giữ được khách hàng.
DN không dám vay
Tuy nhiên, trong trao đổi mới đây, ông Cao sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội DN nhỏ và vừa cho biết, DN nói rằng họ vẫn đang phải vay ngân hàng với mức 17 - 9%, mặc dù mới đây đã có quy định cho vay 15% với 4 lĩnh vực được khuyến khích là nông nghiệp - nông thôn, hàng xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ.
Nhiều DN xác nhận thực tế họ không làm cách nào tiếp cận được với mức lãi suất "ưu đãi" dù chỉ 16%.
Ông Trần Hoàng, Công ty TNHH Hoàng Mai hoạt động trong lĩnh vực vận tải tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết khi nhận được tin lãi suất hạ, đã tìm đến các ngân hàng để tìm hiểu với ý định vay đầu tư cho kinh doanh, nhưng khi đến, có những ngân hàng vẫn "hét" lên tới 19%, bất chấp lãi suất huy động đã có quyết định giảm xuống 11%. Muốn vay ở mức 16% cũng rất khó khăn từ việc xét hồ sơ đến uy tín của DN... nói tóm lại là rất khó và tù mù, ông Hoàng nói.
Trao đổi với 1 số DN thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam thì hiện nay lãi suất vay của các đơn vị vẫn ở mức 17%- 18%, mức vay thấp hơn 16% gần như rất hiếm hoi chưa nói gì tới 15%. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 15 ngày đầu tiên áp dụng mức lãi vay trần 15%/năm cho 4 nhóm đối tượng ưu tiên, lãi suất cho vay đối với sản xuất, kinh doanh thông thường đang cao hơn từ 1 - 2,5%/năm và nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với lãi suất 18-19%/năm.
Trên thực tế, đã có 1 số ngân hàng giảm lãi suất cho vay về mức 12% -13% nhưng chưa nhiều và cũng chưa nắm rõ được cơ cấu của số vay này chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ nên rất khó nói, còn nhìn chung lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Ông Kiêm cảnh báo: "nếu tình hình này kéo dài thêm thì rất nguy hiểm, gây mất niềm tin".
Các DN cho biết, thông thường các hợp đồng vay vốn lưu động (ngắn hạn) của các ngân hàng hiện là 1 năm, vì vậy để được hưởng lãi suất 15%/năm, thì còn phải chờ hết hợp đồng cũ, cỡ sau khoảng dăm tháng đến cả một năm mới có thể được ký lại hợp đồng mới.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì lãi suất cho vay vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN. Ở các nền kinh tế khác, chi phí trả lãi vay vốn ngân hàng chỉ bằng 10%-14% thu nhập của DN, còn tại Việt Nam tỷ lệ này vào khoảng 30%.
Ngược lại, không ít DN cho biết họ không có ý định vay vốn trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế khó khăn đầu ra không có, sản xuất hải thu hẹp thì nhu cầu về vốn không còn nhiều.
Ông Phạm Vũ Long, Công ty cổ phần Đại Dương Xanh, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, trong lúc khó khăn như thế này các DN muốn tồn tại đều phải thực hiện chính sách "ăn ít, đi chậm, vận động nhẹ nhàng" nên không nói chuyện "bung" ra được. Tôi biết, có nhiều DN có những kế hoạch và dự án rất hay, nhưng giờ họ cũng nằm im chờ cho qua thời buổi khó khăn này mới tính. Nếu như bây giờ đầu tư mà đầu ra không có, trong khi vay vốn lãi suất cao tới 18% thì chắc chắn là "chết".
Rất nhiều DN nhỏ và vừa cho biết kể cả với lãi suất cho vay được kéo về 14% thật sự thì đầu tư cho sản xuất kinh doanh vẫn không hiệu quả. So với các nước trong khu vực, lãi suất vay của các DN chỉ ở mức 5-7%, thì mức kẻ trên vẫn cao hơn từ 2-3 lần. Theo các DN chỉ khi nào lãi suất cho vay giảm xuống dưới 10% thì lúc đó phát huy được hiệu quả của vốn vay.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, trong 4 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng ở mức âm 0,66% so với cuối năm 2011. Nếu không sớm có các giải pháp để "mở van" tín dụng thì nền kinh tế rất có thể rơi vào bẫy thanh khoản. Bẫy thanh khoản là tình trạng ngân hàng thừa tiền, cho vay với lãi suất thấp, nhưng nền kinh tế không thể hấp thụ được.
Ngân hàng Habubank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét