Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Khả năng chống "sốc" tài chính của các thị trường mới nổi

Trong 2 thập niên qua, các nền kinh tế mới nổi ở Mỹ Latinh và châu Á đã hội nhập sâu rộng vào các hệ thống tài chính của phần còn lại của thế giới, nhưng chính các thị trường này lại ít bị tổn thương hơn khi phải đối mặt với những cú sốc tài chính toàn cầu. 


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Một nghiên cứu của các chuyên tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy mặc dù có sự hội nhập tài chính khá nhanh trong vòng 20 năm qua, nhưng việc củng cố vững chắc các nguyên tắc cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô ở hầu hết các nền kinh tế thị trường đang nổi lên (EME) đã làm cho họ ít bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong những năm qua. Đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu, nơi "hội nhập tài chính quá cao", kết hợp với những nguyên tắc quản lý kinh tế tồi tệ, điển hình là vấn đề nợ công cao trong hơn 10 năm qua.
Camilo Tovar, chuyên gia cao cấp của IMF, chuyên nghiên cứu về thị trường mới nổi và là một trong những tác giả của nghiên cứu, nói rằng: "Khi những cú sốc tài chính toàn cầu xảy ra, hội nhập tài chính sẽ khiến các quốc gia có chế độ tỉ giá hối đoái cố định phải chịu tác động lớn hơn nhiều so với những nước có chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn. Tỷ giá hối đoái không linh hoạt có thể che lấp những thông tin cần thiết giúp thị trường hoạt động đúng hướng và có thể làm phát sinh các vấn đề kinh tế đột ngột.
Một quốc gia có những nguyên tắc cơ bản vững chắc trong quản lý kinh tế vĩ mô ít có khả năng nhìn thấy những luồng vốn lớn trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng. Nhưng vấn đề quan trọng đó là sự linh hoạt để đưa ra các chính sách trái với chu kỳ trong phạm vi cho phép của các nguyên tắc quản lý, chẳng hạn như hạ thấp lãi suất, sử dụng chính sách tài khóa để ổn định nhu cầu trong nước hoặc cho phép giảm tỷ giá hối đoái.
Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia hội nhập với nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ nhưng lại có chế độ tỷ giá hối đoái đặc biệt linh hoạt đã giữ được tình trạng tốt hơn so với các nước chưa hội nhập trong những cú sốc tài chính.
Các chuyên gia nghiên cứu của IMF đã sử dụng thước đo hội nhập tài chính của 40 nền kinh tế thị trường mới nổi trong giai đoạn từ năm 1990-2010 (đặc biệt là từ năm 1997), thông qua việc cân đối tài sản và nợ nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội của từng nước. Kết quả là các nền kinh tế của Mỹ Latinh và châu Á đã có sự cải thiện rõ nét về khả năng phục hồi sau những cú sốc tài chính, nhanh hơn nhiều so với các quốc gia ở châu Âu.
Các cú sốc tài chính tương sự như "sự kiện phá sản của Lehman Brothers" (tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ) có thể gây tổn thất cho các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ Latinh khoảng 1,25% GDP, so với 2,25% trong nền kinh tế mới nổi của châu Âu, chẳng hạn như Hungary, Latvia và Estonia, ngay cả sau khi các nước này đã kiểm soát được tình hình.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù các thị trường mới nổi vẫn sẽ bị tổn thương trước những cú sốc.
Tuy nhiên, trong khi hội nhập tài chính họ đã có sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế với một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và điều đó đã mang lại lợi ích nhiều hơn là một gánh nặng đối với các nền kinh tế này trong thời điểm khó khăn.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Ngân hàng nói “không vô cảm”, doanh nghiệp kêu vẫn thiếu vốn





Ngành ngân hàng cho rằng đã hy sinh các chỉ số, hệ số tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm lượng hàng tồn kho và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ Công Thương được Chính phủ giao soạn thảo “Đề án tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”.
 
Trước khi trình Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị góp ý kiến cho đề án này tại Tp.HCM vào ngày 25/7 và sáng 26/7 tại Hà Nội.
 
Phát biểu tại hội nghị ở Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Viết Mạnh cho hay, từ khi có Nghị quyết 01, tiếp đó là Nghị quyết 13 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
 
Hành động cụ thể là Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất huy động đầu vào liên tục - từ 14%/năm xuống 9%/năm, giữ ổn định tỷ giá VND/USD, vốn ưu tiên cho sản xuất và đối tượng được vay cũng được tháo gỡ. Hay mới nhất là kêu gọi các tổ chức tín dụng hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm.
 
Điểm nhấn được Vụ trưởng Vụ Tín dụng nhắc đến là buổi đối thoại giữa lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước với các doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội mới đây và một hội nghị tương tự sẽ được tổ chức vào thứ Bảy tuần này tại Tp.HCM.
 
“Điều đó thể hiện sự quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chứ không phải là đánh bóng tên tuổi. Thậm chí, ngân hàng đã phải “hy sinh” chất lượng về các chỉ số, hệ số đánh giá tín dụng sau bao nhiêu năm đi vào quản lý chất lượng”, ông Mạnh nói.
 
Do đó, ông Nguyễn Viết Mạnh cho rằng, ngành ngân hàng đã làm được nhiều việc phải ghi nhận với những tháo gỡ tích cực chứ không vô cảm như một số ý kiến.
 
Tuy nhiên, trong dự thảo Đề án của Bộ Công Thương nhận định, hiện lãi suất cho vay cao và khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 
“Các doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động do hàng tồn kho nhiều, lãi suất tiền vay tương đối cao”, dự thảo của Bộ Công Thương có đoạn.
 
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn, vì vậy không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng hoặc không vay được lãi suất như ngân hàng công bố.
 
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kể, vừa qua, Hội đồng Quản trị Petrolimex phê duyệt hạn mức vay cho 1 thành viên kinh doanh sản xuất nông nghiệp. “Số vốn đi vay không lớn, tuy nhiên khi đơn vị này đi làm việc với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn”, ông Dũng nói.
 
Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, không chỉ đối với Tập đoàn, các đơn vị của TKV cũng đánh giá hiện nay việc đi vay vốn khó hơn và chi phí vay cũng cao hơn.
 
Về phía hiệp hội, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Trần Viết Ngãi thông tin rằng, một số đơn vị ngành điện như Công ty Cổ phần Cơ khí điện Đông Anh trúng thầu một dự án, với số vốn cần vay 300 tỷ đồng, nhưng không được ngân hàng chấp thuận. Hay, một công ty truyền tải cũng không vay được vốn để thực hiện đường dây Pleiku 220KV.
 
“Các tập đoàn trực thuộc Hiệp hội không còn vốn để đầu tư các dự án”, ông Ngãi thông tin lại.
 
Đề xuất về giải pháp, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (Vafie) cho rằng, nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay là vốn. Vì vậy, ông Mại đề nghị Bộ Công Thương không cần đề nghị nhiều với Ngân hàng Nhà nước mà chỉ cần ngành ngân hàng tư duy theo cách nói của một giám đốc ngân hàng thương mại tại Tp.HCM mà ông dẫn lời: “Cứu doanh nghiệp là cứu ngân hàng”. 
 
Ngoài ra, đại diện Vafie cũng cho rằng, Bộ Công Thương cần bàn với Ngân hàng Nhà nước để đưa ra giải pháp thành một chiến dịch giải cứu doanh nghiệp để họ tiếp cập được vốn. 
 
“Nếu được như vậy thì tháng Tám, tháng Chín tới vốn sẽ đến với doanh nghiệp và quý 4/2012 doanh nghiệp thực hiện sản xuất được”, ông Mại nói.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Các ngân hàng bất ngờ đẩy giá USD vượt 20.900 đồng

So với hôm qua, giá bán USD tại Vietcombank hiện cao hơn 45 đồng, của BIDV là 25 đồng và Eximbank là 30 đồng. 


Bài liên quan : <<  Habubank nợ nần đã được khắc phục  >>
                         <<  Habubank nợ nần là sai  >>
 

Sau khi tăng giá USD từ 5 - 20 đồng trong buổi sáng nay so với hôm qua, các ngân hàng thương mại bất ngờ nâng tiếp giá USD trong buổi chiều.
Tại Vietcombank, giá mua bán USD chiều nay lên tới 20.860 - 20.910 đồng, tăng 15 đồng mua vào và 30 đồng bán ra so với cuối buổi sáng. Tổng cộng từ sáng tới giờ, nhà băng này tăng 30 đồng giá mua và 45 đồng giá bán USD.
Tại BIDV, tỷ giá USD hiện niêm yết ở mức 20.830 - 20.900 đồng, cao hơn buổi sáng 20 đồng bán ra và mua vào, nâng tổng mức tăng từ sáng tới giờ lên lần lượt 15 - 25 đồng.
Eximbank cũng tăng giá bán USD thêm 30 đồng như Vietcombank niêm yết giá USD tại 20.845 – 20.885 đồng (mua vào - bán ra), cao hơn sáng qua 15 đồng.
Giá USD tại ngân hàng BIDV là 20.820 – 20.880 đồng, của Vietinbank là 20.825 – 20.880 đồng, cùng tăng lần lượt 5 đồng mua vào và 10 đồng bán ra so với hôm qua.
Eximbank mạnh tay nâng giá mua USD thêm 20 đồng lên 20.830 đồng và tăng giá bán 10 đồng lên ngang mức của các ngân hàng thương mại khác.
Tỷ giá USD tại VIB trong khi đó niêm yết ở mức 20.830 – 20.890 đồng, tại VPBank là 20.810 – 20.880 đồng.
Ngoài thị trường tự do, giá mua bán USD tại các điểm giao dịch ngoại tệ được phép kinh doanh, trong khi đó lại đi ngược chiều diễn biến USD trong ngân hàng, với giá bán ra giảm 10 đồng và mua vào thấp hơn hôm qua 20 đồng. Hiện USD được mua bán phổ biến ở mức 20.860 – 20.880 đồng, có nơi mua vào chỉ 20.850 đồng.
Hôm qua, ngân hàng ANZ vừa công bố báo cáo dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2012. Theo đó, ngân hàng này dự đoán, cán cân thương mại của Việt Nam sẽ trở lại mức thâm hụt trong 6 tháng cuối năm nhờ các chính sách nới lỏng tiền tệ phát huy tác dụng, thúc đẩy nhu cầu nội địa và nhập khẩu, nên tỷ giá sẽ tăng khoảng 2% và tiến sát mức 21.500 đồng.

Dự báo này của ANZ cũng trùng với dự báo của HSBC. Tuần trước, ngân hàng này cho rằng tỷ giá sẽ xoay quanh mức 20.850 đồng trong quý 3 và tăng trong quý 4 nhờ nhu cầu cao nhưng cũng sẽ khó vượt mức 21.500 đồng.

Ở thị trường vàng, giá vàng biến động khá nhẹ trong những ngày gần đây, khi mức tăng, giảm trong phiên chưa quá 100 nghìn đồng/lượng. Hôm nay, vàng SJC được các nhà vàng mua vào bán ra phổ biến ở mức 41,6 – 41,7 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới cũng chỉ dao động trong biên độ hẹp, với vàng giao ngay hiện là 1.575 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại các ngân hàng thương mại, cộng thêm thuế và phí liên quan, giá vàng trong nước hôm nay cao hơn thế giới 1,8 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Habubank